Tháng 11/2022

Lịch Âm: Tháng Mười – Nhâm Dần

Hình ảnh lịch phục vụ công giáo tháng 11/2022

Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha

Ý cầu nguyện: Cầu cho trẻ em đau khổ.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho trẻ em đau khổ, trẻ em sống ngoài đường phố, trẻ em là nạn nhân của chiến tranh, trẻ em mồ côi, để các em được giáo dục và tìm thấy tình thương nơi mái ấm gia đình.

Tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời

Sách Giáo Lý dạy: “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, nhằm đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng” (GLGHCG số 1030). “Hội Thánh gọi sự thanh luyện cuối cùng này của những người được chọn là Luyện ngục, sự thanh luyện này khác hẳn với hình phạt của những kẻ bị luận phạt…. Ngay từ những buổi đầu, Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và dâng lời cầu nguyện cho họ, nhất là dâng Hy lễ Thánh Thể để một khi đã được thanh luyện họ có thể được vinh phúc hưởng kiến Thiên Chúa. Hội Thánh cũng khuyên làm việc bố thí, hưởng ân xá và làm các việc đền tạ để cầu cho những người qua đời” (Ibid., 1031-32).

01  08/10  Tr  Thứ Ba Tuần XXXI Thường Niên.

CÁC THÁNH NAM NỮ, lễ trọng và buộc.

Ngày đại lễ, các giáo hữu không bận công việc cần, phải nghỉ việc xác cả ngày.

Lễ cầu cho giáo dân.

Từ hôm nay cho đến hết ngày mai, nhờ ơn rộng Hội Thánh ban, được viếng nhà thờ lĩnh ân xá. Để được ơn đại xá, mỗi tín hữu phải xưng tội, rước lễ, viếng nhà thờ, đọc 1 kinh Lạy Cha, 1 kinh Tin Kính và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (Enchiridion Indulgentiarum năm 1999, concessio 33).

Thánh Giê-rô-ni-mô Hê-mô-si-la Liêm (Hieronymus Hermosilla), Giám mục (U1861); Thánh Va-len-ti-nô Bê-ri-ô Ô-choa Vinh (Berrio Ochoa), Giám mục (U1861); và Thánh Phê-rô An-ma-tô Bình (Petrus Almato), Linh mục (U1861), Tử đạo.

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Kh 7, 2-4.9-14; 1Ga 3,1-3; Mt 5,1-12a.

Chỉ dẫn về việc viếng nhà thờ và viếng vườn thánh

Từ trưa ngày lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày lễ Các Linh Hồn, ai viếng nhà thờ nhà nguyện (đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính) thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng); nhưng phải chỉ cho các linh hồn. Ơn đại xá mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi.

Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ (hay nhà nguyện) để lĩnh ơn đại xá, vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.

Từ ngày 01/11 đến ngày 08/11 này, các tín hữu thành kính đi viếng vườn thánh (và dù có đọc kinh thầm cầu nguyện cầu cho các linh hồn) cũng được hưởng nhờ một ơn đại xá, nhưng phải chỉ cho các linh hồn (trong 8 ngày này, mỗi ngày được hưởng ơn đại xá một lần mà thôi).

Các ngày khác trong năm, khi đi viếng vườn thánh và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn tiểu xá. (Enchiridion Indulgentiarum, năm 1999, concessio 29).

02  09  Tm  Thứ Tư Tuần XXXI Thường Niên.

CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.

Thứ Tư đầu tháng. Kính Thánh Cả Giuse.

Hôm nay, các tín hữu được viếng nhà thờ lĩnh ân xá. (Enchiridion Indulgentiarum năm 1999, concessio 13).

Theo Tông Hiến ngày 10/08/1915 của Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XV, hôm nay mọi tư tế được phép cử hành hoặc đồng tế ba Thánh lễ vào những thời điểm khác nhau: có thể chỉ một lễ cho bất cứ ai theo ý mình; ngoài ra phải dành một ý lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một ý lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (Không được áp dụng bổng lễ cho lễ Nhì  lễ Ba).

Các Bài đọc gợi ý:

Lễ Nhất: G 19,1.23-27a; Rm 5,5-11; Ga 6,37-40.

Lễ Nhì: Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-42.

Lễ Ba: 2Mcb 12,43-45; Kh 21,1-5a.6b-7; Ga 11,17-27.

Hoặc chọn trong sách Bài Đọc các Thánh Lễ Chung lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, (1973, tr.225-249); Sách Nghi lễ an táng và Thánh Lễ Cầu Hồn, (1974, tr.61-106).

Cấm cử hành lễ nào khác, trừ lễ an táng.

Sau lễ Các Linh Hồn, các cha nhớ dâng lễ cầu cho các Đức Giám mục và Linh mục đã qua đời.

03  10  X  Thứ Năm Tuần XXXI Thường Niên.

Thứ năm đầu tháng. Ngày các Linh mục.

(Tr) Thánh Mac-ti-nô Po-ret, Tu sĩ.

Thánh Phê-rô Phan-xi-cô Nê-rôn Bắc (Pierre Francois Neron), Linh mục (+1860), Tử đạo.

Pl 3,3-8a; Lc 15,1-10.

04  11  Tr  Thứ Sáu Tuần XXXI Thường Niên.

Thứ Sáu đầu tháng. Ngày đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu.

Thánh Ca-rô-lô Bô-rô-mê-ô, Giám mục, lễ nhớ.

Pl 3,17-4,1; Lc 16,1-8.

05  12  X  Thứ Bảy Tuần XXXI Thường Niên.

Thứ Bảy đầu tháng. Ngày đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Thánh Đa-minh Đinh Đức Mậu, Linh mục (U1862), Tử đạo.

Pl 4,10-19; Lc 16,9-15.

06  13  X  CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần IV.

Xứ Thượng Lao, An Phú, Giảng Võ, họ Phù Yên, họ Đồng Nhân, họ Ước Lễ và họ Yên Mỹ I chầu Mình Thánh.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

2Mcb 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38 (hoặc Lc 20,27.34-38).

Cùng nhau học giáo lý

573. Hỏi: Có những chướng ngại nào cản trở việc cầu nguyện không?

Thưa: Có nhiều quan niệm sai lệch về cầu nguyện. Nhiều người cho rằng họ không có thời giờ để cầu nguyện hay cầu nguyện là vô ích. Người cầu nguyện có thể nản lòng trước những khó khăn và những điều xem ra thất bại. Ðể thắng vượt những chướng ngại này, chúng ta cần sự khiêm nhường, tin tưởng và kiên trì.

574Hỏi: Ðâu là những khó khăn trong việc cầu nguyện?

Thưa: Lo ra (chia trí) là khó khăn thường xuyên của việc cầu nguyện. Lo ra tách sự chú ý của chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, và cũng có thể cho thấy chúng ta đang quyến luyến điều gì. Lúc đó tâm hồn chúng ta phải khiêm tốn quay về với Chúa. Lời cầu nguyện còn thường bị sự khô khan tấn công. Ai muốn chiến thắng sự khô khan, phải gắn bó với Thiên Chúa bằng đức tin, cho dù không cảm thấy một sự an ủi nào. Sự nguội lạnh là một hình thức lười biếng về mặt thiêng liêng do lơ là việc tỉnh thức và do sự chểnh mảng của tâm hồn.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

07  14  X  Thứ Hai Tuần XXXII Thường Niên.

Thánh Gia-xin-tô Ca-ta-ne-da Gia (Giacinto Castaneda), Linh mục (+1773); và Thánh Vi-xen-tê Phạm Hiếu Liêm, Linh mục (+1773), Tử đạo.

Tt 1,1-9; Lc 17,1-6.

08 15 Đ Thứ Ba Tuần XXXII Thường Niên.

Thánh Giu-se Nguyễn Đình Nghi, Linh mục (+1840); Thánh Mac-ti-nô Tạ Đức Thịnh, Linh mục (+1840); Thánh Phao-lô Nguyễn Ngân, Linh mục (+1840); Thánh Mac-ti-nô Thọ, Trùm họ (+1840); và Thánh Gio-an Bao-ti-xi-ta Cỏn, Lý trưởng (+1840), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

Tt 2,1-8.11-14; Lc 17,7-10.

09  16  Tr  Thứ Tư Tuần XXXII Thường Niên.

CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LA-TÊ-RA-NÔ, lễ kính.

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng.

Ed 47,1-2.8-9.12 (hoặc 1Cr 3,9b-11.16-17); Ga 2,13-22.

10  17  Tr  Thứ Năm Tuần XXXII Thường Niên.

Thánh Lê-ô Cả, Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh, lễ nhớ.

Plm 7-20; Lc 17,20-25.

11  18  Tr  Thứ Sáu Tuần XXXII Thường Niên.

Thánh Mac-ti-nô thành Tua (Tours), Giám mục, lễ nhớ.

2Ga 4-9; Lc 17,26-37.

12  19  Đ  Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên.

Thánh Giô-sa-phát, Giám mục, Tử đạo, lễ nhớ.

3Ga 5-8; Lc 18,1-8.

13  20  X  CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN.

Ca vịnh tuần I.

Xứ Dưỡng Thọ, Phúc Lâm, Vạn Phúc, họ Quế Dương Bãi, họ Thái Lai, họ Đồng Du và họ Tự Tân chầu Mình Thánh.

Bài đọc Chúa Nhật XXXIII Thường Niên:

Ml 3,19-20a; 2Tx 3,7-12; Lc 21,5-19.

(Đ) Hôm nay tùy theo nhu cầu mục vụ có thể Kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (HĐGMVN, 4-1991).

Không cử hành lễ cầu cho người qua đời (D2, D3), trừ lễ an táng. 

Bài đọc lễ các thánh tử đạo: Kn 3,1-9 (hoặc 2Mcb 7,1.20-23.27b-29); Rm 8,31b-39 (hoặc Kh 7,9-17); Lc 9,23-26 (hoặc Ga 17,11b-19).

Cùng nhau học giáo lý

575. Hỏi: Làm thế nào để củng cố lòng tin tưởng hiếu thảo của chúng ta?

Thưa: Lòng tin tưởng của người con hiếu thảo bị thử thách khi nghĩ rằng chúng ta không được Thiên Chúa nhậm lời. Lúc đó, phải tự vấn xem, đối với chúng ta, Thiên Chúa thực sự là một người Cha mà chúng ta đang cố gắng thực thi ý Ngài, hay Ngài chỉ là phương tiện để chúng ta đạt được điều mong muốn. Nếu kết hợp lời cầu nguyện của chúng ta với lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, chúng ta biết rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta còn nhiều ơn hơn chúng ta cầu xin: đó là chúng ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Ðấng thay đổi tâm hồn chúng ta.

576Hỏi: Có thể cầu nguyện trong mọi lúc hay không?

Thưa: Chúng ta có thể cầu nguyện luôn luôn, vì thời gian của người Kitô hữu là thời gian của Ðức Kitô phục sinh, Ðấng “ở với chúng ta mọi ngày” (Mt 28,20). Cầu nguyện không thể tách rời khỏi đời sống của người Kitô hữu.

“Bạn có thể cầu nguyện thường xuyên và sốt sắng, khi ở ngoài chợ hay khi đi dạo một mình, khi đang ngồi ở cửa hàng hay khi đang mua bán, và ngay cả khi làm bếp” (thánh Gioan Kim Khẩu).

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

14  21  X  Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên.

Thánh Tê-pha-nô Tê-ô-đo Cu-ê-not Thể (Etienne Théodore Cuénot), Giám mục (+1861), Tử đạo.

Kh 1,1-4;2,1-5a; Lc 18,35-43.

15  22  X  Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên.

(Tr) Thánh An-béc-tô Cả, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh.

Kh 3,1-6.14-22; Lc 19,1-10.

16  23  X  Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên.

(Tr) Thánh nữ Ma-ga-ri-ta Scốt-len.

(Tr) Thánh Ghê-tơ-rút, trinh nữ.

Kh 4,1-11; Lc 19,11-28.

17  24  Tr  Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên.

Thánh nữ Ê-li-sa-bet nước Hung-ga-ri, lễ nhớ.

Kh 5,1-10; Lc 19,41-44.

18  25  X  Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên.

(Tr) Cung hiến đền thờ Thánh Phê-rô và đền thờ Thánh Phao-lô ở Rôma.

Kh 10,8-11; Lc 19,45-48.

19  26  X  Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Kh 11,4-12; Lc 20,27-40.

20  27  Tr  CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN.

CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ, lễ trọng.

Ca vịnh tuần II.

Hôm nay, khi chầu Mình Thánh Chúa, phải đọc kinh Dâng mình cho Trái Tim Chúa Giê-su. Những gia đình đã tôn nhận Chúa Giê-su làm Vua gia đình sẽ mừng lễ sốt sắng, dâng lại gia đình cho Chúa, trung thành với Chúa, nên thánh thiện xứng đáng là con cái Chúa.

Chúa Nhật III trong tháng. Ngày truyền giáo của giáo phận.

Xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét), Ngọc Lũ, Phù Tải, họ Thanh Nê, họ Vĩnh Ninh, họ Bút Quai, họ Phùng Xá (xứ Vân Đình), họ Nhà Tòa và Kênh Hội chầu Mình Thánh.

Lễ Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Cần, Thầy giảng (+1837), Tử đạo dời sang ngày 23/11.

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

2Sm 5,1-3; Cl 1,12-20; Lc 23,35-43.

Cùng nhau học giáo lý

577. Hỏi: Kinh nguyện của Chúa Giêsu trong Giờ của Người là gì?

Thưa: Người ta gọi kinh nguyện này là “lời nguyện tư tế” của Chúa Giêsu trong bữa tiệc cuối cùng. Chúa Giêsu, vị Thượng tế của Giao ước mới, dâng lời cầu nguyện này lên Cha của Người khi Giờ của “cuộc vượt qua”, Giờ Hy tế của Người, đã đến.

578Hỏi: Ðâu là nguồn gốc của kinh Lạy Cha?

Thưa: Chúa Giêsu đã dạy chúng ta lời kinh không thể thay thế được của Kitô giáo, đó là kinh Lạy Cha, khi một môn đệ thấy Người cầu nguyện, đã xin Người “dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11, 1). Truyền thống Phụng vụ Hội thánh luôn dùng bản văn của thánh Mátthêu (6, 9-13).

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

21  28  Tr  Thứ Hai Tuần XXXIV Thường Niên.

Đức Trinh nữ Ma-ri-a dâng mình trong đền thờ, lễ nhớ.

Lễ nhớ có bài đọc riêng:

Dcr 2,14-17; Mt 12,46-50.

22  29  Đ  Thứ Ba Tuần XXXIV Thường Niên.

Thánh Cêcillia, trinh nữ, tử đạo, lễ nhớ.

Kh 14,14-19; Lc 21,5-11.

23  30  Đ  Thứ Tư Tuần XXXIV Thường Niên.

Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê Cần, Thầy giảng (+1837), Tử đạo, lễ nhớ (hoặc lễ kính).

(Đ) Thánh Clê-men-tê I, Giáo hoàng, Tử đạo.

(Tr) Thánh Cô-lum-ba-nô, Viện phụ.

Kh 15,1-4; Lc 21,12-19.

24  01/11  Đ  Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên.

THÁNH AN-RÊ DŨNG LẠC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO, lễ trọng.

Kỷ niệm ngày Tòa Thánh thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam (24/11/1960). Các tín hữu hãy cảm tạ Chúa và cầu cho Giáo Hội tại Việt Nam.

Thánh Phê-rô Bô-ri-e Cao (Pierre Rose Dumoulin Borie), Giám mục (+1838); Thánh Vi-xen-tê Nguyễn Thế Điểm, Linh mục (+1838); và Thánh Phê-rô Vũ (Võ) Đăng Khoa, Linh mục (+1838), Tử đạo.

2Mcb 7,1.20-23.27b-29 (hoặc Kn 3,1-9); Rm 8,31b-39 (hoặc Kh 7,9-17); Lc 9,23-26 (hoặc Ga 17,11b-19).

25  02  X  Thứ Sáu Tuần XXXIV Thường Niên.

(Đ) Thánh Ca-ta-ri-na A-lê-xan-ri-a, Trinh nữ, Tử đạo.

Kh 20,1-4.11-21,2; Lc 21,29-33.

26  03  X  Thứ Bảy Tuần XXXIV Thường Niên.

(Tr) Lễ Đức Mẹ ngày thứ Bảy.

Thánh Tô-ma Đinh Viết Dụ, Linh mục (+1839); và Thánh Đa-minh Nguyễn Văn Xuyên, Linh mục (+1839), Tử đạo.

Kh 22,1-7; Lc 21,34-36.

27  04  Tm  CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG.

Ca vịnh tuần I.

X Hôm nay nhớ ngày Đức Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam, Giu-se Maria Trịnh Như Khuê qua đời (1978). Chúng ta cầu nguyện cho Ngài.

Xứ Động Linh, Sơn Miêng, Thôi Ngôi, họ Tràng Thượng, họ Chi Long, họ Chằm Thượng và họ Địch Vĩ chầu Mình Thánh.

Đọc Kinh Tiền Tụng Mùa Vọng I. Không đọc Kinh Vinh Danh.

Không cử hành lễ nào khác, kể cả lễ an táng.

Is 2,1-5; Rm 13,11-14a; Mt 24,37-44.

Cùng nhau học giáo lý

579. Hỏi: Kinh Lạy Cha có vị trí nào trong Sách Thánh?

Thưa: Kinh Lạy Cha là “bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng” (Tertullianô), là “lời cầu nguyện tuyệt hảo” (thánh Tôma Aquinô). Kinh Lạy Cha nằm ở trung tâm Bài giảng trên núi (Mt 5-7), và lấy lại nội dung chính yếu của Tin Mừng dưới hình thức một kinh nguyện.

580. Hỏi: Tại sao kinh này được gọi là “lời kinh của Chúa”?

Thưa: Kinh Lạy Cha được gọi là “lời kinh của Chúa,” vì do chính Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta.

581. Hỏi: Kinh Lạy Cha giữ vị trí nào trong kinh nguyện của Hội thánh?

Thưa: Kinh Lay Cha là lời kinh tuyệt hảo của Hội thánh. Kinh này chỉ được “trao” cho những người con của Thiên Chúa vào lúc lãnh nhận Bí tích Rửa tội để nhấn mạnh việc tái sinh vào đời sống thần linh. Bí tích Thánh Thể mạc khải ý nghĩa tròn đầy của lời kinh này: những lời cầu xin của kinh này, dựa trên mầu nhiệm cứu độ đã được thực hiện, sẽ được nhậm lời cách trọn vẹn khi Chúa đến. Kinh Lạy Cha là thành phần chính yếu của Các giờ kinh Phụng vụ.

(Trích Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, bản dịch của HĐGM Việt Nam, 2011).

28  05  Tm  Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng.

Thánh An-rê Trần Văn Trông, Quân nhân (+1835), Tử đạo.

Is 2,1-5 (hoặc Is 4,2-6); Mt 8,5-11.

29  06  Tm  Thứ Ba Tuần I Mùa Vọng.

Is 11, 1-10; Lc 10, 21-24.

30  07  ĐThứ Tư Tuần I Mùa Vọng.

THÁNH AN-RÊ, TÔNG ĐỒ, lễ kính.

Kinh Tiền Tụng các Thánh Tông đồ.

Có thể cử hành lễ an táng.

Thánh Giuse Du (Joseph Marchand), Linh mục, Tử đạo (+1835).

Rm 10,9-18; Mt 4,18-22

Nguồn: https://www.tonggiaophanhanoi.org/thang-muoi-mot-2022/